Khi yêu phải trải qua bao nhiêu giai đoạn Phần 01

dep
By dep

Khi bắt đầu yêu, ai cũng nghĩ rằng mình sẽ hạnh phúc mãi mãi. Nhưng với rất nhiều các cặp đôi, suy nghĩ đó chỉ là một bộ phim tình cảm lãng mạn mà thôi.

Tình yêu không phải lúc nào cũng là mật ngọt. Bạn sẽ phải trải qua rất nhiều các giai đoạn thăng trầm khác nhau. Và nếu có một lúc nào đó, bạn tự hỏi rằng, mình đang ở giai đoạn nào, thì bài viết này chính là câu trả lời dành cho bạn.

Có rất nhiều nghiên cứu về các giai đoạn khác nhau trong một mối quan hệ giữa hai người. Nhưng lý thuyết của tiến sĩ Mark Knapp vẫn luôn được nhiều người cho rằng đúng đắn và xác thực nhất.

Có những giai đoạn nào trong một mối quan hệ?

Theo tiến sĩ Knapp, có 10 giai đoạn tất cả. 10 giai đoạn này thuộc 2 giai đoạn lớn khác là: Giai đoạn đến với nhau, và Giai đoạn chia tách.

Quảng bá thương hiệu

Giai đoạn đến với nhau

Các mối quan hệ đều có điểm bắt đầu nhưng không phải tất cả đều bắt đầu theo một cách giống nhau. Một số cặp đôi quen biết trên trang web hẹn hò, một vài cặp đôi khác lại biết nhau qua bạn bè, hoặc là đồng nghiệp cùng công sở. Bất kể họ bắt đầu như thế nào, giai đoạn đến với nhau vẫn gồm các giai đoạn nhỏ sau:

1. Giai đoạn khởi đầu

Giai đoạn này xảy ra khi bạn lần đầu gặp một người. Hai người bắt đầu trao đổi với nhau các câu chuyện vui và tìm hiểu ban đầu về nhau. Đây còn gọi là giai đoạn “Biết về nhau”. Lúc này, bạn tập trung chủ yếu vào ngoại hình và các người kia thể hiện bản thân.

2. Giai đoạn thử nghiệm

Nếu bạn vượt qua giai đoạn khởi đầu (nhiều người không thể vì họ không tìm thấy điều gì thích thú ở đối phương), thì bạn sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm. Trong thời gian thử nghiệm, bạn tìm hiểu sâu hơn về sở thích và tính cách của người kia.

3. Giai đoạn tăng cường

Đây là giai đoạn vô cùng hứng thú và hân hoan khi mối quan hệ đã bắt đầu sâu sắc hơn sau khi đã tìm hiểu đủ về nhau. Hai người muốn chia sẻ một mối quan hệ thân mật hơn và luôn tìm thấy sự đam mê trong mối quan hệ của minh.

4. Giai đoạn hội nhập

Bây giờ hai bạn đã chính thức là một cặp và có tình cảm với nhau. Trong giai đoạn hòa nhập, hai bạn sẽ bắt đầu hòa quyện cuộc sống của mình với nhau. Hai người phát triển các thói quen như một cặp vợ chồng. Gia đình và bạn bè hai bên cũng bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa hai người. Nói cách khác, bạn đã đi từ “tôi” và “anh ấy/ cô ấy” đến “hai chúng chúng”

5. Giai đoạn gắn kết

Giai đoạn gắn kết là khi cả hai đều chắc chắn về sự ràng buộc mà cả hai cùng chia sẻ. Hai người sẽ chuyển đến sống cùng nhau hoặc kết hôn. Mỗi người có một cách thể hiện sự gắn kết riêng, nhưng giai đoạn này liên quan đến một số cam kết chính thức về mặt xã hội.

Giai đoạn chia tách

Ai cũng muốn sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi, nhưng mong muốn này không xảy ra với tất cả mọi người. Cho dù bạn đã kết hôn, đang chung sống, hoặc mới đang hẹn hò, giai đoạn chia tách xảy ra với hầu hết mọi người, theo cách này hoặc cách khác. Chia tác gồm các giai đoạn nhỏ dưới đây:

6. Giai đoạn khác biệt

Giai đoạn say đắm trong tình yêu và sống trên mây không tồn tại mãi mãi, ngay cả trong những mối quan hệ tưởng như hoàn hảo nhất. Nhưng nếu bạn đã bước vào giai đoạn khác biệt, bạn rất có thể phải đối diện với một cuộc chia tay. Đây là thời điểm bạn bắt đầu nhận ra sự khác biệt, không tương tích, và bắt đầu nhìn thấy những vết rạn trong tình cảm.

7. Giai đoạn giới hạn

Giai đoạn này chỉ là sự tiếp nối của giai đoạn khác biệt. Bạn kéo mình ra xa hơn. Bạn thiết lập ranh giới cho chính mình, giao tiếp hạn chế và bạn ngày càng trở nên ít thân mật hơn (cả về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất). Bây giờ bạn bắt đầu thấy mình là một cá thể riêng biệt hơn là cảm giác gắn kết trước đây. Sẽ có rất nhiều đổ lỗi, phòng thủ và phẫn nộ.

8. Giai đoạn đình trệ

Trong giai đoạn này, bạn bị bế bế tắc. Giống như một mặt nước có đầy bèo bám ở phía trên. Nước không hề di chuyển. Nó chỉ nằm yên và bèo bắt đầu ngày càng phát triển nhiều hơn trên bề mặt. Sự xa cách đang ngày càng rộng. Sự thờ ơ đang diễn ra ở một hoặc cả hai người.

9. Giai đoạn tránh né

Giai đoạn này liên quan đến việc tránh né – cả về thể chất, tinh thần, cảm xúc hoặc tất cả những điều trên. Một trong hai người có thể rời khỏi nhà, dẫn đến một cuộc chia ly thực sự. Hoặc cả bạn vẫn có thể sống chung dưới một mái nhà, nhưng không thực sự nói chuyện hay tương tác nữa. Hai người có thể giống như hai người bạn cùng nhà nhưng không hòa hợp. Vì vậy, cả hai cố gắng tránh nhau càng nhiều càng tốt.

10. Giai đoạn chấm dứt

Trong giai đoạn này, một mối quan hệ chính thức kết thúc. Nếu cặp đôi đã kết hôn, thì việc ly hôn đang bắt đầu hoặc hoàn tất. Nếu chỉ sống cùng nhau, thì một trong hai sẽ chuyển ra ngoài và chia tay. Tóm lại, đây là khi mối quan hệ tình cảm hoặc hôn nhân chính thức chấm dứt.

Hiểu về các giai đoạn trong một mối quan hệ sẽ giúp bạn chủ động trong việc khắc phục các rạn nứt trong tình cảm. Nếu bạn thấy mình đang ở trong giai đoạn chia tác, bạn không nên từ bỏ hi vọng. Bạn vẫn có thể quay trở lại những giai đoạn trước đó. Nhưng nếu mối quan hệ của bạn đã trở nên tồi tệ không thể hàn gắn, hãy buông tay để cho cả hai cơ hội tìm thấy những hạnh phúc mới.

Share This Article